Hotline: 0933.643.111 0975.884.655

Xử lý hành vi Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu thế nào?

15/09/2018
Xử lý hành vi Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu thế nào?
Theo quy định mới nhất về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, đối với hành vi Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm ngày 04 tháng 9 năm 2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 10 năm 2018, thay thế nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Điều 19. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi:

Không thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong nhập khẩu hoặc xuất khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

Sau đây trong nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm:

a) Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung bản tự công bố sản phẩm, bản công bố sản phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu, Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (Chứng thư) và các loại giấy tờ, tài liệu khác;

b) Cung cấp thông tin, sử dụng tài liệu không đúng sự thật về lô hàng, mặt hàng nhập khẩu để được áp dụng phương thức kiểm tra giảm hoặc miễn kiểm tra về an toàn thực phẩm hoặc để chuyển từ phương thức kiểm tra chặt sang phương thức kiểm tra thông thường;

c) Đưa ra lưu thông trên thị trường lô hàng, mặt hàng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc đối tượng phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” trước khi thông quan mà không thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi:

Nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc đối tượng áp dụng phương thức kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm không có lấy mẫu kiểm nghiệm hoặc miễn kiểm tra về an toàn thực phẩm mà sản phẩm hoặc lô sản phẩm lưu thông trên thị trường có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố; sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu tạo nên công dụng của sản phẩm không phù hợp với mức công bố.

4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi:

Buôn bán thực phẩm thuộc diện miễn kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thực phẩm xuất khẩu nhưng bị quốc gia nhập khẩu trả về mà không thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trước khi lưu thông trên thị trường.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này trong trường hợp còn tang vật vi phạm;

b) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

d) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 tháng đến 07 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

đ) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 07 tháng đến 09 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tái xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc thu hồi thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, các khoản 3 và 4 Điều này;

c) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;

d) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;

đ) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại Điều này.

Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT! 

Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.

 

 

Chi tiết vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CHẤT LƯỢNG  TÂM ĐỨC

Địa chỉ: 30 đường số 12, KP5, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức, Tp.HCM

 

Điện thoại: 0845 68 11 88

Hotline ATTP: 0933.643.111

Phản ánh dịch vụ: 0932 888 518

 

Hotline CBSP:0983.643.111

Email: [email protected]

Website:  attptamduc.com | thietbithunghiem.com | congbohopquysanpham.net