• Kiểm nghiệm thực phẩm có vai trò vô cùng quan trọng. Kiểm nghiệm thực phẩm là việc bắt buộc phải thực hiện trong quá trình sản xuất cũng như trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
• Kiểm nghiệm nguyên liệu để đánh giá rằng nguyên liệu đạt chỉ tiêu chất lượng hay không. Nguyên liệu thực phẩm là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này.
KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM
Kiểm nghiệm thực phẩm là một hình thức kiểm soát chất lượng sản phẩm, đánh giá chất lượng của sản phẩm.
Việc kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành theo nghị quyết số 51/2001/QH10.
Để công bố chất lượng sản phẩm: kết quả kiểm nghiệm phải đạt tiêu chuẩn VILAS 357 và tiêu chuẩn Quốc tế ILAC-MRA.
TẠI SAO PHẢI TIẾN HÀNH KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM?
Theo quyết định số 46/2007/QĐ – BYT ban hành ngày 19/02/2007 (quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm), Thông tư 50/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016, quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm và các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng với từng sản phẩm thì kiểm nghiệm thực phẩm là việc bắt buộc phải thực hiện trong quá trình sản xuất cũng như trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Theo đó, trước khi tiến hành công bố chất lượng sản phẩm là: nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm sản xuất trong nước đều phải tiến hành kiểm nghiệm thực phẩm và phải tiến hành kiểm nghiệm định kỳ để kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá đứng đắn và điều khiển sản xuất theo hướng đã định, phát hiện những sai sót trong việc sử dụng nguyên liệu, thiết lập quy trình, thao tác sản xuất, tìm ra nguyên nhân để khắc phục kịp thời. Việc kiểm định còn giúp doanh nghiệp tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, điều chỉnh, tối ưu hóa quy trình sản xuất để đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng để có thể kiểm nghiệm đúng chỉ tiêu phục vụ cho việc công bố chất lượng thực phẩm và làm bật được đặc tính của một sản phẩm không phải bất kỳ doanh nghiệp công ty nào cũng thực hiện tốt.
Nhằm rút ngắn thời gian và chi phí cho Quý công ty, Tâm Đức luôn sẵn sàng tư vấn MIỄN PHÍ và hỗ trợ thực hiện xây dựng chỉ tiêu, tiến hành kiểm định sản phẩm thực phẩm cho khách hàng với phương châm: Nhanh gọn, chính xác, tiết kiệm.
YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM:
Việc kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm do Bộ trưởng Bộ quản lý nghành chỉ định.
Kiểm nghiệm thực phẩm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1.Khách quan, chính xác
2.Tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật.
PHÂN TÍCH NÔNG THỦY SẢN, THỰC PHẨM CHẾ BIẾN:
Phân tích kiểm nghiệm hóa lý, vi sinh, các kim loại nặng, độc tố trong thực phẩm, các hợp chất sinh học…. như sau:
Các chỉ tiêu phân tích:
· Chất dinh dưỡng đa lượng: protid, lipid, carbohydrat, aminoacid, sợi cellulosic…
· Chất dinh dưỡng vi lượng: vitamin, nguyên tố vi lượng.
· Phụ gia thực phẩm: chất bảo quản, màu, chất có mùi vị, hương liệu, các chất tạo ngọt; các phụ gia tăng cường khả năng tiêu hoá, hấp thụ như xơ tiêu hoá, enzyme, DHA, EPA…
· Dư lượng các kháng sinh và các hoá chất khác: Chloramphenicol, các dẫn suất Nitrofurans, Malachites, nhóm Fluoroquinolones, nhóm Sulfonamides, nhóm Tetracyclines,…trong thực phẩm, thuỷ hải sản,…
· Dư lượng thuốc trừ sâu họ Chlor, họ Phospho, họ Cúc, họ Carbamate; dư lượng thuốc diệt nấm, diệt cỏ.
· Dư lượng kim loại nặng: As, Pb, Cd, Hg,…
· Dư lượng hormone tăng trưởng động vật (Clenbuterol, Salbutamol, DES,…), dư lượng hormone tăng trưởng thực vật (Gibberellic acid, α-NAA, β-NOA,…)
· Độc chất PCB, PAH, Dioxin, Furan, Melamin, DEHP…
· Độc tố sinh học biển: DSP, PSP, ASP và các độc tố khác: Mycotoxin (Aflatoxin, Ochartoxin A, DON, Zearelanon,…) trong ngũ cốc, sữa; 3-MCPD trong nước tương; Histamin trong cá, nước mắm,…
· Kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm theo quy định cuả Bộ Y tế.
MỘT SỐ CÁC LOẠI SẢN PHẨM CỤ THỂ:
· Nước uống đóng chai, nước ngầm, nước sinh hoạt và nước sử dụng trong sản xuất thực phẩm (nước ăn uống).
· Nước khoáng thiên nhiên, Nước đá
· Thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước
· Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng
· Phụ gia thực phẩm, hương liệu và chất hỗ trợ chế biến trong thực phẩm
· Ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc
· Thịt và các sản phẩm từ thịt: thịt tươi, gia cầm, đồ hộp, thịt đông lạnh…
· Thủy sản và các sản phẩm thủy sản
· Rau, củ quả và sản phẩm rau, củ quả
· Trứng và các sản phẩm từ trứng
· Sữa tươi nguyên liệu, sữa chế biến
· Mật ong và các sản phẩm từ mật ong
· Muối, gia vị, đường, các loại nước sốt
· Chè và các sản phẩm từ chè
· Cà phê, cacao, hạt tiêu, điều và các nông sản khác
· Bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn, Nước giải khát
· Dầu thực vật
· Bột, tinh bột, bánh, mứt kẹo
· Dụng cụ và các vật liệu bao gói thực phẩm.
MỘT SỐ LĨNH VỰC KIỂM NGHIỆM:
· Kiểm nghiệm vi sinh
· Kiểm nghiệm vi khuẩn gây bệnh
· Kiểm nghiệm kim loại nặng, hoá chất độc hại, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
· Kiểm nghiệm các chỉ tiêu hoá lý của thực phẩm
· Kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng bao bì thực phẩm
· Kiểm nghiệm các chỉ tiêu điển hình của thực phẩm chức năng như saponin (thực phẩm chức năng hồng sâm, DHA trong sữa bổ sung vi chất…)
Hãy gọi ngay cho chúng tôi 0933.643.111 | 0983.643.111 (Ms Phượng) hoặc email: [email protected] để được tư vấn MIỄN PHÍ về các chỉ tiêu phù hợp nhất làm bật được đặc tính sản phẩm của bạn và cung cấp dịch vụ tốt nhất.
Doanh nghiệp muốn kiểm nghiệm sản phẩm Sữa dạng lỏng nhưng chưa biết nên kiểm nghiệm chỉ tiêu nào, theo quy chuẩn nào để biết sản phẩm đạt chất lượng. Hãy đến với chúng tôi – Tâm Đức sẽ hỗ trợ doanh nghiệp về dịch vụ tư vấn kiểm nghiệm sản phẩm Sữa dạng lỏng chính xác, nhanh chóng và tiết kiệm nhất.
Doanh nghiệp đang băn khoăn không biết liệu sản phẩm Trà đen của mình có đạt chất lượng hay không, có An toàn vệ sinh thực phẩm hay không? Doanh nghiệp muốn kiểm nghiệm sản phẩm nhưng chưa biết nên kiểm nghiệm chỉ tiêu nào, theo quy chuẩn nào để biết sản phẩm đạt chất lượng. Hãy đến với chúng tôi – Tâm Đức sẽ hỗ trợ doanh nghiệp về dịch vụ tư vấn kiểm nghiệm sản phẩm trà đen chính xác, nhanh chóng và tiết kiệm nhất.
Mì ăn liền du nhập vào Việt Nam khá sớm. Hiện nay tại Việt Nam, các sản phẩm mì ăn liền được sử dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân vì tính tiện dụng và giá trị dinh dưỡng của chúng. Có thể nói sản phẩm mì ăn liền ngày đã phần nào đi vào đời sống của người dân, trở thành một sản phẩm được ưa thích rộng rãi.
Nước đá dùng liền: là nước đá được sản xuất từ nước đạt yêu cầu dùng cho ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế; được đóng gói, cung cấp để ăn uống trực tiếp. Nước đá dùng liền không bao gồm các loại nước đá được sản xuất để bảo quản thực phẩm hoặc dùng cho các mục đích khác.
Nước uống luôn luôn là một thức uống quan trọng và duy trì cuộc sống cho con người và là điều kiện cần thiết cho sự sống còn của tất cả các sinh vật trên địa cầu này. Nước chiếm khoảng 70% khối lượng của cơ thể con người và là một thành phần quan trọng của quá trình trao đổi chất, một dung môi cho nhiều chất hòa tan của cơ thể. Nước đóng chai (hay còn gọi là nước thùng, nước lọc, hay nước suối đóng chai) được bán cho người tiêu dùng trên khắp thế giới.
Nước sinh hoạt là nước được sử dụng hàng ngay cho nhu cầu sinh hoạt như tắm, giặt giũ, nấu nướng, rửa,vệ sinh…. thường không sử dụng để ăn, uống trực tiếp.
Nước ăn uống là nước dùng để ăn uống, nước dùng cho các cơ sở để chế biến sản xuất thực phẩm (vd: nước dùng trong sản xuất bún, phở, hủ tiếu, sản xuất nước uống đóng bình, sản xuất nước đá….sau đây gọi tắt là nước ăn uống).
Các phụ gia thực phẩm là các chất được bổ sung thêm vào thực phẩm để bảo quản hay cải thiện hương vị và bề ngoài của chúng. Một số phụ gia thực phẩm đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ; ví dụ bảo quản bằng làm dưa chua (với giấm), ướp muối- chẳng hạn như với thịt ướp muối xông khói, hay sử dụng điôxít lưu huỳnh như trong một số loại rượu vang. Với sự ra đời và phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm trong nửa sau thế kỷ 20 thì đã có thêm nhiều phụ gia thực phẩm cả tự nhiên lẫn nhân tạo.
Công nghệ sản xuất chế biến các sản phẩm từ rau, củ, quả ở dạng cấp đông, đóng hộp, sấy khô, làm mứt … đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và quốc phòng. Nó góp phần cân bằng thực phẩm giữa các vùng trong cả nước và tăng nguồn hàng xuất khẩu với nước ngoài, hạn chế sự khan hiếm thực phẩm khi giáp hạn và thừa ứ khi vụ rộ, góp phần sử dụng tiết kiệm nguyên liệu thực phẩm, hợp lí hóa việc tổ chức ăn uống thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp và đảm bảo dự trữ thức ăn lâu dài.
Đồ uống có cồn là các hợp chất gồm nước, cồn Etanol và các hợp chất khác có thể tiêu hoá được. Các loại thức uống có chứa cồn lên men đã được biết đến từ thời tiền sử.
Thường các loại thức uống có chứa cồn được chia theo nồng độ cồn có bên trong như: Kefia (kefir): sữa lên men, có nồng độ nhiều nhất là 3%, Bia: 1 – 12%, thường ở vào khoảng 5%, Rượu vang (vin): 7 – 14% thường vào khoảng 12%, Rượu mùi (en:Liqueur): khoảng 15 – 75%, thông thường dưới 30%, Rượu mạnh: thường vào khoảng 30 – 55%.