Tất cả cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam bắt buộc phải xin chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP để kinh doanh, sản xuất thực phẩm chức năng, tăng cường vi chất dinh dưỡng trước khi bắt đầu sản xuất và kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp trong quá trình xin giấy phép ATTP thường hay lung túng không biết phải xây dựng hồ sơ, cơ sở, con người như thế nào để đạt và phù hợp với quy định của cơ quan quản lý
Với kinh nghiệm nhiều năm, Công ty Tâm Đức đã xây dựng và hướng dẫn Các điều kiện chung đảm bảo VSATTP trong kinh doanh và sản xuất thực phẩm chức năng, tăng cường vi chất dinh dưỡng để doanh nghiệp tham khảo và xin giấy chứng nhận VSATTP tại Cục VSATTP - Bộ Y tế
I. THỰC PHẨM CHỨC NĂNG LÀ GÌ:
Một số các văn bản của Bộ Y tế đều thống nhất khái niệm. “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật”. Theo khái niệm này thì thực phẩm chức năng nằm giữa giới hạn thực phẩm truyền thống và thuốc. Vì thế, người ta còn gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm – thuốc.
Điểm khác nhau giữa thực phẩm chức năng và thực phẩm truyền thống: Thực phẩm chức năng được sản xuất chế biến theo công thức bổ sung một số thành phần có lợi và loại bớt một số thành phần bất lợi. Việc bổ sung hay giảm bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Thực phẩm chức năng có tác dụng với sức khỏe nhiều hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Nó rất ít tạo ra năng lượng như các loại thực phẩm truyền thống. Liều sử dụng thực phẩm chức năng thường nhỏ, chỉ vài miligam như là thuốc.
Điểm khác nhau giữa thực phẩm chức năng và thuốc: Thực phẩm chức năng được nhà sản xuất ghi trên nhãn là thực phẩm, thuốc được công bố là sản phẩm thuốc có tác dụng chữa bệnh.
* Vai trò của thực phẩm chức năng
Theo bản chất cấu tạo và tác dụng của thực phẩm chức năng mà người ta chia ra thành các nhóm như:
Nhóm thứ nhất: Có tác dụng chống oxy hóa như vitamin C, E, Betacaroten, kẽm vi lượng, các sản phẩm từ hạt nho… Nhóm này có tác dụng giúp cho cơ thể phá hủy các gốc tự do, các tác nhân oxy hóa, nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
Trên 100 chứng bệnh có nguyên nhân sâu xa từ sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công và bảo vệ của hệ thống oxy hóa trong cơ thể. Tác động mạnh mẽ của các gốc tự do nguồn gốc oxy là các bệnh viêm nhiễm, bệnh phỏng, vết thương lâu lành, bệnh tim mạch… Đây là nhóm chiếm số lượng lớn được sử dụng khá rộng rãi trong cộng đồng.
Nhóm thứ hai: Là nhóm sản phẩm có tác dụng như thay thế bổ sung các nội tiết cả ở nam lẫn nữ. Chúng có tác dụng là tăng sinh lực ở đàn ông. Ở nữ giới, các sản phẩm này có tác dụng hạn chế tối đa các triệu chứng bất lợi về thần kinh, xương khớp… nhất là tăng cường hóc-môn nữ ở những phụ nữ có tuổi, giúp họ sống vui hơn, khỏe hơn, kéo dài tuổi thanh xuân.
Nhóm thứ ba: Sản phẩm mang tính thích nghi sinh học như các loại sâm, đông trùng hạ thảo, sữa ong chúa… có tác dụng tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng…
Nhóm thứ tư: Có tác dụng tăng cường chính khí, tăng cường miễn dịch, phòng chống ung thư… Như các sản phẩm có nguồn gốc từ cúc nhím của Mỹ, sụn và dầu gan cá mập, nấm linh chi, xạ đen, xạ linh…
Nhóm thứ năm: Nhóm sản phẩm có tác động lên hệ thần kinh, chống stress như cây kawa, nữ lang…
Nhóm thứ sáu: Là các vitamin, axit amin, các nguyên tố vi lượng…
1. Điều kiện cơ sở vật chất để kinh doanh sản xuất thực phẩm chức năng:
- Địa điểm, môi trường và Diện tích khu vực sản xuất thích hợp, không ô nhiễm có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
- Thiết kế, bố trí nhà xưởng: Phù hợp với công suất sản xuất, nguyên tắc một chiều, các khu vực tách biệt, Cống rãnh thoát nước, Kho, hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Nhà vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ lao động: nằm ngoài khu vực sản xuất và phù hợp theo yêu cầu
- Hệ thống cung cấp nước: Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nước để phục vụ rửa dụng cụ…
- Thiết bị, dụng cụ sản xuất, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển: Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
2. Điều kiện về chủ doanh nghiệp và người sản xuất thực phẩm:
Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Phải được học tập huấn kiến thức vệ sinh An toàn thực phẩm (03 năm/lần), phải khám sức khỏe định kỳ 01 năm/lần.
3. Điều kiện về Hồ sơ xin cấp phép VSATTP:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (giấy phép kinh doanh) có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (Bản sao có xác nhận của chủ cơ sở)
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng khu vực xung quanh
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm (hoặc quy trình bảo quản, phân phối)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
III. CÔNG TY TÂM ĐỨC THỰC HIỆN XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO LOẠI HÌNH SẢN XUẤT - KINH DOANH TPCN:
1. Quy trình xin giấy pháp an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng:
- Tiếp nhận tài liệu, thông tin và nhu cầu của khách hàng: Giấy phép kinh doanh, nghành nghề, địa điểm, nhân sự, cơ sở vật chất…
- Tư vấn miễn phí và toàn diện các vấn đề pháp lý, các điều kiện đảm bảo An toàn thực phẩm và quy trình xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
- Khảo sát cơ sở, tư vấn và cùng doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: Sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thống gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi…
- Sắp xếp lớp học tập huấn kiến thức ATTP và cấp chứng chỉ và Tư vấn, hướng dẫn việc khám sức khỏe (khi doanh nghiệp chưa có)
- Xây dựng và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tại cơ quan quản lý (Cục An toàn thực phẩm), đóng phí tại cơ quan quản lý
- Tiếp đoàn thẩm định cơ sở cùng người quản lý ATTP của Công ty.
- Ra giấy và nhận giấy chứng nhận ATTP gửi cho khách hàng.
Quy trình xin giấy pháp an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng
2. Khách hàng chỉ cần cung cấp:
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc sản xuất chế biến thực phẩm (sao y 02 bản)
- Thẻ tập huấn và thẻ khám sức khỏe của chủ doanh nghiệp, quản lý và nhân viên. Nếu chưa có thẻ hoặc hết hạn Công ty Tâm Đức sẽ tổ chức lớp tập huấn và cấp thẻ.
3. Thời gian xin giấy pháp an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng
- Từ 01 - 03 ngày Công ty Tâm Đức tiếp nhận thông tin, tư vấn về điều kiện cơ sở…, soạn hồ sơ gửi doanh nghiệp ký, nộp cơ quan chức năng và đóng toàn bộ chi phí nhà nước.
- Sau 7 - 10 ngày đoàn thẩm định xuống thẩm định tại cơ sở và có biên bản đạt
- Từ 7 – 10 ngày sau nhận giấy chứng nhận gốc
- Thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là 3 năm
Hướng dẫn Doanh nghiệp nộp hồ sơ chứng nhận cơ sở đủ điều kiện tại Cục An toàn thực phẩm trực tuyến
Hãy GỌI/Zalo NGAY 0933.643.111 (Ms. Bích Phượng) để được chia sẻ thông tin MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.