Công ty Tâm Đức cung cấp dịch vụ công bố sản phẩm tại Cục An toàn thực phẩm với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành cùng đội chuyên viên trẻ, nhiệt tình và năng động mong muốn được đồng hành cùng sự thành công của quý doanh nghiệp.
Ngày 02 tháng 02 năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Chương III Nghị định đã quy định các cho Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm sau đây phải tiến hành công bố sản phẩm tại Cục An toàn thực phẩm:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
- Phụ gia thực phẩm HỖN HỢP có công dụng mới.
- Phụ gia thực phẩm KHÔNG THUỘC TRONG DANH MỤC phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Nghị định cũng đã quy định rõ HỒ SƠ, TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ BẢN CÔNG BỐ SẢN PHẨM
1. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với SẢN PHẨM NHẬP KHẨU gồm:
a) Bản công bố sản phẩm có đính kèm Nhãn chính sản phẩm và Nhãn phụ sản phẩm
b) Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) đáp ứng yêu cầu:
+ Do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp
+ Có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu
+ Được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu:
+ Còn trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ
+ Được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025
+ Gồm các CHỈ TIÊU AN TOÀN do Bộ Y tế ban hành.
+ Bản chính hoặc bản sao chứng thực.
+ Tiêu chuẩn nhà sản xuất (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia, Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài).
d) Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố.
đ) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.
2. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm SẢN XUẤT TRONG NƯỚC gồm:
a) Bản công bố sản phẩm có đính kèm mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến;
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu:
+ Còn trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ
+ Được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.
+ Gồm các CHỈ TIÊU AN TOÀN do Bộ Y tế ban hành.
+ Bản chính hoặc bản sao chứng thực.
c) Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố;
d) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
đ) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.
3. Trình tự, thời gian đăng ký bản công bố sản phẩm
a. Cách thực hiện
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua:
+ Hệ thống dịch vụ công trực tuyến
+ Hoặc đường bưu điện
+ Hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ
b. Thời hạn giải quyết
- 07 ngày làm việc đối với: Phụ gia thực phẩm.
- 21 ngày làm việc: đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
c. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm
Lưu ý:
- Trường hợp sản phẩm CÓ SỰ THAY ĐỔI về thông tin sản phẩm đã công bố:
+ Đối với trường hợp thay đổi TÊN sản phẩm, XUẤT XỨ, THÀNH PHẦN cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải CÔNG BỐ LẠI sản phẩm.
+ Các trường hợp có sự THAY ĐỔI KHÁC, tổ chức, cá nhân THÔNG BÁO BẰNG VĂN BẢN về nội dung thay đổi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
- Tổ chức, cá nhân SẢN XUẤT NHIỀU LOẠI thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của cả Bộ Y tế và Ban quản lý ATTP/Chi cục ATTP thì:
+ Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế
+ Hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó.
- Tổ chức, cá nhân CÓ TỪ 02 CƠ SỞ SẢN XUẤT trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì:
+ Tổ chức, cá nhân chỉ làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại MỘT cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn (trừ những sản phẩm đăng ký tại Bộ Y tế).
+ Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký thì các lần đăng ký tiếp theo phải đăng ký tại cơ quan đã lựa chọn.
4. Quy trình đăng ký bản công bố sản phẩm tại Tâm Đức
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng. (MIỄN PHÍ)
- Nghiên cứu và xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp. Tư vấn toàn diện các thủ tục liên quan giúp thuận lợi cho quá trình kinh doanh của Doanh nghiệp sau này, tránh các rủi ro không đáng có. (MIỄN PHÍ)
- Xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm cho phù hợp với quy định hiện hành. (MIỄN PHÍ gửi mẫu)
- Ký hợp đồng với khách hàng.
- Soạn thảo và nộp hồ sơ tại Cục An toàn thực phẩm.
- Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ.
- Gửi Giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm cho khách hàng.
5. Dịch vụ khác của Tâm Đức:
1. Thành lập doanh nghiệp | Giấy chứng nhận đầu tư | Giấy phép có vốn đầu tư nước ngoài
2. Kiểm nghiệm sản phẩm.
3. Đăng ký bản công bố sản phẩm | Bản tự công bố sản phẩm | Công bố chất lượng Thuốc lá điếu
4. Công bố chất lượng hóa chất, chế phẩm làm sạch dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.
5. Chứng nhận Đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y Tế | Ban quản lý ATTP | Nafiqad)
6. Đăng ký Mã số - Mã vạch
7. Giấy chứng nhận FDA
8. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
Mọi thắc mắc về vấn đề thủ tục, hồ sơ, quy trình đăng ký Công bố sản phẩm thực phẩm (Công bố sản phẩm/Tự công bố sản phẩm) đừng ngần ngại gọi ngay cho chúng tôi (028) 665 65 067 hoặc Hotline: 0933.643.111 để được tư vấn miễn phí về quy định, thủ tục và cung cấp dịch vụ tốt nhất.
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.