Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp chính là rào cản đầu tiên khiến các nhà đầu tư của chúng ta băn khoăn. Hiểu điều đó, Tâm Đức xin đưa ra bài viết chi tiết nhất về các loại hình doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam, để các nhà đầu tư dễ dàng chọn lựa được ngay loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy mô, nguồn lực… cũng như chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Theo Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 thì có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay là: Doanh Nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần. Luật này cũng quy định rõ tính chất, trách nhiệm, cơ chế hoạt động, cơ cấu tổ chức… của từng loại hình khác nhau. Dưới đây QSCenter tạm phân tích, so sánh theo kiến thức, kinh nghiệm của riêng mình, hy vọng quý khách hàng có thể phần nào hiểu được bản chất của từng loại hình và đưa ra các quyết định sáng suốt trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp
1. Doanh Nghiệp Tư Nhân. Theo Luật doanh nghiệp 2005 thì:
· Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
· Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
· Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân
· Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh
· Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp đơn giản nhất, cơ cấu gọn nhẹ nhất phù hợp nếu một mình bạn bỏ vốn kinh doanh trong thị trường nhỏ. Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho khách hàng hơn các loại hình khác do quy định “chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình”. Tất cả các loại hình doanh nghiệp đều có quy định ngành nghề giống nhau, nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi thì các ngành nghề kinh doanh sau khách hàng thường lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân: Dịch vụ phụ vụ cà phê, nước giải khát, dịch vụ ăn uống, bán buôn, bán lẻ vật liệu xây dựng, bán tạp hóa, bán văn phòng phẩm, quà lưu niệm, bán buôn, bán lẻ thực phẩm…
THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Luật doanh nghiệp tư nhân
2. Công ty TNHH một thành viên. Theo Luật doanh nghiệp 2005 thì
· Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
· Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
· Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
· Không được giảm vốn điều lệ
Đây là loại hình khá đặc biệt và khá phổ biến ở Việt Nam nhờ cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản, chủ sở hữu cũng chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn điều lệ đã đăng ký của công ty. Chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức, có thể thuê, mướn giám đốc/ tổng giám đốc (Người đại diện theo pháp luật). Loại hình này phổ biến với rất nhiều ngành nghề kinh doanh. Nếu bạn là 1 tổ chức muốn thành lập 1 công ty con, hoặc cá nhân có đủ năng lực tài chính thì đây là 1 loại hình kinh doanh phù hợp nhất.
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
Luật công ty TNHH một thành viên
3. Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Theo Luật doanh nghiệp 2005 thì:
· Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó: có 2 Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này.
· Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
· Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
· Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
· Được quyền chuyển nhượng phần vốn góp, thay đổi thành viên góp vốn
Đây là loại hình phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay, phù hợp với mọi quy mô, lĩnh vực kinh doanh. Nếu bạn muốn hùn với với cá nhân hoặc tổ chức để kinh doanh thì đây là sự lựa chọn thích hợp.
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
Luật công ty TNHH hai thành viên trở lên
4. Công ty cổ phần
· Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
· Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
· Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
· Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
· Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty
Nếu bạn muốn mở công ty có ít nhất 3 cá nhân hoặc tổ chức thì cổ phần là loại hình phù hợp. Đây là lựa chọn của đa phần các công ty lớn, kinh doanh những ngành nghề đòi hỏi vốn, kinh nghiệm và uy tín như; Bất động sản, khách sạn, du lịch… Tuy nhiên nó phù hợp cho tất cả các ngành nghề kinh doanh pháp luật Việt Nam cho phép
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN
Luật công ty cổ phần
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.
Chi tiết vui lòng liên hệ: