Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT - Thông tư hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm, được ban hành ngày 15 tháng 6 năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2015.
BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 02/VBHN-BYT
|
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2015
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ PHỤ GIA THỰC PHẨM
Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 08/2015/TT-BYT ngày 11 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tếhướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm (sau đây gọi tắt là Thông tư số 08/2015/TT-BYT), có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015;
Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm1:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về:
1. Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm và giới hạn tối đa đối với các chất phụ gia trong các sản phẩm thực phẩm;
2. Yêu cầu về quản lý đối với phụ gia thực phẩm.
Điều 2. Giải thích từ ngữ ký hiệu viết tắt
Trong Thông tư này, từ ngữ và ký kiệu viết tắt dưới đây được hiểu như sau:
1. CAC (Codex Alimentarius Committee): Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế;
2. GMP (Good Manufacturing Practices): thực hành sản xuất tốt;
3. ML (Giới hạn tối đa - Maximum Level) là hàm lượng tối đa của một chất phụ gia thực phẩm được xác định là có hiệu quả và an toàn khi sử dụng cho mỗi loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm. Giới hạn tối đa được tính theo mg chất phụ gia/kg thực phẩm (mg/kg);
4. INS (International Numbering System) là hệ thống chỉ số đánh số cho mỗi chất phụ gia do CAC xây dựng;
5. Mã nhóm thực phẩm (Food Category Number) là số được xếp cho mỗi loại, nhóm thực phẩm theo Hệ thống phân loại thực phẩm do CAC xây dựng để quản lý phụ gia thực phẩm;
6. Sử dụng phụ gia thực phẩm bao gồm:
a) Sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu phụ gia thực phẩm;
b) Sản xuất, chế biến, kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thực phẩm có chứa phụ gia thực phẩm.
Điều 3. Các hành vi cấm trong sử dụng phụ gia thực phẩm
1. Sử dụng phụ gia thực phẩm không có trong danh mục chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụngquy định tại Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Sử dụng phụ gia thực phẩm quá giới hạn cho phép, không đúng đối tượng thực phẩm quy định tại Phụ lục 2 được ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Sử dụng phụ gia thực phẩm không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
4. Sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.
Điều 4. Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm
Danh mục các phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Mức giới hạn tối đa đối với các phụ gia trong thực phẩm
Mức giới hạn tối đa đối với phụ gia trong thực phẩm được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Yêu cầu về quản lý đối với phụ gia thực phẩm
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được quy định tại Thông tư số 16/2012/TT-BYT ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ Y tế về việc quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
2. Phụ gia thực phẩm phải được công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước khi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng phụ gia để sản xuất, chế biến thực phẩm.
Trình tự, thủ tục công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm thực hiện theo Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
3. Áp dụng GMP trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm cần tuân thủ:
a) Hạn chế tới mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết phải sử dụng để đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
b) Lượng phụ gia được sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, bao gói và vận chuyển thực phẩm phải đảm bảo không làm thay đổi bản chất của thực phẩm.
4. Ghi nhãn phụ gia thực phẩm thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 7. Quy định chuyển tiếp2
Phụ gia thực phẩm, sản phẩm thực phẩm có sử dụng phụ gia thực phẩm đã được cấp Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn hiệu lực được ghi trong Giấy Tiếp nhận hoặc Giấy Xác nhận.
Điều 8. Soát xét, sửa đổi, bổ sung
Căn cứ nhu cầu quản lý theo từng thời kỳ, trên cơ sở tiêu chuẩn sản phẩm hoặc các hướng dẫn của CAC, Cục An toàn thực phẩm sẽ xem xét, đề xuất Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Thông tư này nhằm phát triển sản xuất trong nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Điều 9. Điều khoản tham chiếu
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Thông tư này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.
Điều 10. Điều khoản thi hành 3
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. Bãi bỏ các quy định liên quan đến phụ gia thực phẩm (không bao gồm các chất tạo hương được phép sử dụng trong thực phẩm) tại: Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2001 và Quy định về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thựcphẩm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số928/2002/QĐ-BYT ngày 21 tháng 3 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
2. Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, Cục ATTP.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Long
|
Download here
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.
Chi tiết vui lòng liên hệ: