Sản phẩm nhựa Polyvinyl Clorid (PVC) trước đây (1920 trở đi) được sử dụng với số lượng rất lớn, nhưng ngày nay đả bị PE vượt qua. Hiện nay, PVC phần lớn dùng bao bọc dây cáp điện, làm ống thoát nước, áo mưa, màng nhựa gia dụng…
Trong Polyvinyl Clorid (PVC) có chất vinylchoride, thường được gọi là VCM có khả năng gây ung thư (phát hiện 1970).
- Nhựa Polyvinyl Clorid (PVC) được sử dụng làm nhãn màng co các loại chai, bình bằng nhựa hoặc màng co bao bọc các loại thực phẩm bảo quản , lưu hành trong thời gian ngắn như thịt sống, rau quả tươi….
- Ngoài ra, Polyvinyl Clorid (PVC) được sử dụng để làm nhiều vật gia dụng cũng như các lọai sản phẩm thuộc các ngành khác.
Muốn lưu hành sản phẩm bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp, nhựa Polyvinyl Clorid (PVC) trên thị trường cần phải xét nghiệm và công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP (Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm 2010 Quốc Hội) do Bộ Y tế ban hành.
Chỉ tiêu xét nghiệm sản phẩm bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp, nhựa Polyvinyl Clorid (PVC) phải đáp ứng các yêu cầu theo QCVN 12-1:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Công ty Tâm Đức hỗ trợ doanh nghiệm xét nghiệm sản phẩm bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp, nhựa Polyvinyl Clorid (PVC) trọn gói bao gồm tư vấn tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm, kỹ thuật tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, ra kết quả nhanh chóng và chính xác…kết quả xét nghiệm được công nhận và có giá trị trong cả nước và Quốc tế. Để hiểu rõ hơn về chỉ tiêu xét nghiệm sản phẩm bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp, nhựa Polyvinyl Clorid (PVC) doanh nghiệp có thể tham khảo các chỉ tiêu sau:
STT
|
CHỈ TIÊU
|
PHƯƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM
|
THỬ VẬT LIỆU
|
1.
|
Ngoại quan
|
-
|
2.
|
Định danh nhựa
|
IR
|
3.
|
Chì (Pb)
|
QCVN 12-1:2011/BYT (GF-AAS)
|
4.
|
Cadmi (Cd)
|
QCVN 12-1:2011/BYT (GF-AAS)
|
5.
|
Vinyl clorid
|
QCVN 12-1:2011/BYT (GC/MS)
|
6.
|
Cresyl phosphat
|
QCVN 12-1:2011/BYT (GC/FID)
|
7.
|
Các hợp chất dibutyl thiếc
|
QCVN 12-1:2011/BYT (GC/FID)
|
THỬ THÔI NHIỄM
|
8.
|
Hàm lượng kim loại nặng chiết được trong dung dịch Acid acetic 4% ở điều kiện 600C trong 30 phút [7]
|
QCVN 12-1:2011/BYT
(Phương pháp so màu)
|
9.
|
Lượng KMnO4 sử dụng[1] tiêu thụ trong nước chiết ở 600C trong 30 phút [7]
|
QCVN 12-1:2011/BYT
(Phương pháp chuẩn độ)
|
10.
|
Hàm lượng Cặn khô chiết được trong Heptan[3] ở 25oC trong 1 giờ
|
QCVN 12-1:2011/BYT
(Phương pháp khối lượng)
|
11.
|
Hàm lượng Cặn khô chiết được trong Ethanol 20% [4] ở 600C trong 30 phút
|
QCVN 12-1:2011/BYT
(Phương pháp khối lượng)
|
12.
|
Hàm lượng Cặn khô chiết được trong nước [5] ở điều kiện 600C trong 30 phút
|
QCVN 12-1:2011/BYT
(Phương pháp khối lượng)
|
1.
|
Hàm lượng Cặn khô chiết được trong Acid acetic 4% ở điều kiện 600C trong 30 phút
|
QCVN 12-1:2011/BYT
(Phương pháp khối lượng)
|
[1] Ngoại trừ bao bì, dụng cụ có thành phần chính là nhựa Phenol, nhựa Melamin và nhựa Ure.
[3] Áp dụng với bao bì, dụng cụ chứa đựng chất béo, dầu ăn và thực phẩm chứa chất béo.
[4] Áp dụng với bao bì, dụng cụ chứa đựng đồ uống có cồn.
[5] Áp dụng với bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm có độ pH lớn hơn 5.
[7] Áp dụng với dụng cụ sử dụng ở nhiệt độ lớn hơn 1000C và điều kiện ngâm là 950C trong 30 phút.
Dựa vào bảng chỉ tiêu chung ở trên, tùy thuộc vào mục đích kiểm nghiệm: Công bố sản phẩm, xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, giám sát chất lượng, doanh nghiệp phải kiểm nghiệm toàn bộ các chỉ tiêu trên hoặc một số chỉ tiêu cho phù hợp với yêu cầu cũng như tối ưu chi phí cho việc kiểm nghiệm.
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.
Chi tiết vui lòng liên hệ: