Tâm Đức là đơn vị chuyên hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp xin chia sẻ bài viết về thủ tục Tự công bố chất lượng thực phẩm sản xuất trong nước mới nhất. Tâm Đức hỗ trợ dich vụ đăng ký bản tự công bố chất lượng sản phẩm trên toàn quốc.
1. Tự công bố sản phẩm là gì?
Tại các văn bản hiện hành không quy định rõ về khái niệm tự công bố sản phẩm. Tuy nhiên, thông qua hồ sơ phải nộp và quy định trình thực hiện, có thể thấy, tự công bố sản phẩm là việc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký các sản phẩm, hàng hóa buộc phải công khai thông tin lưu hành sản phẩm nằm trong hoạt động kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong danh mục sản phẩm được phép tự tiến hành công bố là những sản phẩm:
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
- Phụ gia thực phẩm
- Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
- Dụng cụ chứa đựng thực phẩm
- Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
Bản tự công bố sản phẩm không có hiệu lực với các sản phẩm như sau:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước
2. Tại sao phải tự công bố sản phẩm?
Khi tự công bố sản phẩm, những nguyên nhân bắt buộc phải tiến hành bao gồm:
- Tự công bố sản phẩm là cách Nhà nước bảo vệ người tiêu dùng trong việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ: Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức và họ được xem là chủ thể yếu hơn khi trong quan hệ với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm. Do vậy, đây là nghĩa vụ mà chủ doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức công bố sản phẩm phải thực hiện
- Tự công bố sản phẩm sẽ đảm bảo uy tín của doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động kinh doanh: Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, việc tạo dựng uy tín, thương hiệu là vô cùng quan trọng bởi người đưa lại lợi nhuận chính cho họ là người tiêu dùng. Nếu tự công bố thực phẩm với cơ quan chức nhà nước chính thì doanh nghiệp đã tự công khai và chứng minh thực phẩm của mình đã đạt tiêu chuẩn theo quy định và làm người tiêu dùng an toàn sử dụng
- Nâng cao hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: Mỗi một sản phẩm trên thị trường khó có thể độc quyền mà là được nhiều chủ thể lựa chọn cung cấp. Do đó, tự công bố thực phẩm sẽ tạo lợi thế trong cạnh tranh, nhanh chóng chiếm được lượng khách hàng lớn để vượt qua các đối thủ cùng kinh doanh một mặt hàng nhất định. Từ đó, khi đã có thương hiệu và tạo dựng được uy tín sẽ làm doanh thu của cơ sở kinh doanh tăng lên và ổn định trong thời gian dài
3. Căn cứ pháp lý về tự công bố sản phẩm
- Luật An toàn vệ sinh thực phẩm năm 2010
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết thi hành luật An toàn vệ sinh thực phẩm
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ y tế
- Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa
- Các văn bản khác liên quan tùy từng sản phẩm công bố
4. Thành phần hồ sơ tự công bố chất lượng thực phẩm sản xuất trong nước bao gồm
1. Giấy phép kinh doanh.
2. Bản tự công bố sản phẩm.
3. Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
4. Mẫu nhãn sản phẩm Hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến
5. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm (đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm theo quy định)
6. Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm cơ sở sản xuất sản phẩm (trường hợp thuê cơ sở sản xuất)
7. Tiêu chuẩn nhà sản xuất (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia, Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài).
8. Bản dịch công chứng các tài liệu có nội dung không phải bằng Tiếng Việt.
Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
Thành phần hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước
5. Quy trình tự công bố chất lượng thực phẩm sản xuất trong nước tại Tâm Đức:
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng. Tư vấn MIỄN PHÍ các thủ tục pháp lý phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc.
- Tư vấn MIỄN PHÍ các chỉ tiêu kiểm nghiệm, gửi mẫu và nhận kết quả kiểm nghiệm.
- Sau khi ký hợp đồng, Tâm Đức sẽ xây dựng hồ sơ tự công bố sản phẩm và chuyển Doanh nghiệp ký. Hướng dẫn doanh nghiệp niêm yết hồ sơ tại công ty. Tư vấn toàn diện các vấn đề liên quan khác (tên sản phẩm, nội dung ghi nhãn…) nhằm hoàn thiện thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sau này, tránh các rủi ro không đáng có.
- Nộp hồ sơ, đăng ký niêm yết thông tin sản phẩm – bản tự công bố sản phẩm tại cơ quan quản lý.
- Theo dõi hồ sơ, thông báo cho doanh nghiệp khi thông tin đã được cập nhật trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan quản lý.
Quy trình đăng ký bản tự công bố sản phẩm
6. Hồ sơ khách hàng cần cung cấp bao gồm:
1. Giấy phép kinh doanh (file scan hoặc hình ảnh).
2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm (file scan hoặc file hình ảnh) đối với sản phẩm sản xuất trong nước.
Trường hợp thuê cơ sở để gia công sản xuất thì cung cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm của nơi gia công sản phẩm.
3. Thông tin về sản phẩm (tài liệu liên quan + bao bì nhãn sản phẩm)
4. Mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm hoặc Kết quả kiểm nghiệm.
7. Thời gian Tâm Đức thực hiện: 7 – 10 ngày
- Thời gian kiểm nghiệm và công bố: 5 – 7 ngày kể từ ngày nhận mẫu và phí từ bên A.
- Thời gian Ban quản lý An toàn thực phẩm đăng tải hồ sơ lên hệ thống: 2 – 5 ngày (kể từ ngày nộp hồ sơ)
- Thời hạn hiệu lực của giấy công bố: KHÔNG THỜI HẠN.
8. Những lợi ích khi sử dụng dịch vự tư vấn đăng ký bản tự công bố chất lượng sản phẩm tại Tâm Đức
1. MIỄN PHÍ Tư vấn toàn diện các vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký bản tự công bố chất lượng bao bì chứa đựng thực phấm bao gồm: các thủ tục pháp lý doanh nghiệp, tem nhãn sản phẩm, kiểm nghiệm sản phẩm… trước khi ký hợp đồng.
2. Cam kết 100% hoàn thành công việc theo đúng thời hạn
3. Hoàn trả 100% chi phí dịch vụ nếu không hoàn thành công việc theo đúng thời hạn mà lỗi đó đến từ Tâm Đức
4. Hỗ trợ, tư vấn giải pháp cho doanh nghiệp khi có đoàn kiểm tra, hậu kiểm tại cơ sở đã sử dụng dịch vụ tư vấn tại Tâm Đức.
5. Cam kết bảo mật thông tin khách hàng
6. Cam kết không phát sinh thêm chi phí
9. Dịch vụ khác Tâm Đức hỗ trợ khách hàng:
1. Thành lập doanh nghiệp | Giấy chứng nhận đầu tư | Giấy phép có vốn đầu tư nước ngoài
2. Kiểm nghiệm sản phẩm.
3. Đăng ký bản công bố sản phẩm | Bản tự công bố sản phẩm
4. Công bố chất lượng hóa chất, chế phẩm làm sạch dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.
5. Chứng nhận Đủ điều kiện an toàn thực phẩm
6. Đăng ký Mã số - Mã vạch
7. Đăng ký tài khoản FDA xuất hàng đi Mỹ
8. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)