Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phụ gia thực phẩm - Nhóm chất làm dày. QCVN 4-21:2011/BYT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến biên soạn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 01/2011/TT-BYT ngày 13 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 08 năm 2011
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM - CHẤT LÀM DÀY
National technical regulation on Food Additive – Thickener
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (sau đây gọi tắt là Quy chuẩn) này quy định các yêu cầu kỹ thuật và quản lý về chất lượng, vệ sinh an toàn đối với các chất làm dày được sử dụng với mục đích làm phụ gia thực phẩm.
2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với:
2.1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, buôn bán và sử dụng các chất làm dày làm phụ gia thực phẩm (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân).
2.2. Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
3. Giải thích từ ngữ và chữ viết tắt:
3.1. Chất làm dày: là phụ gia thực phẩm được sử dụng để làm tăng độ nhớt của thực phẩm.
3.2. JECFA monograph 1 - Vol. 4 (JECFA monographs 1 - Combined compendium of food additive specifications; Joint FAO/WHO expert committee on food additives; Volume 4 - Analytical methods, test procedures and laboratory solutions used by and referenced in the food additive specifications; FAO, 2006): Các yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm, Tập 4 Các phương pháp phân tích, quy trình thử nghiệm, dung dịch thử nghiệm được sử dụng (hoặc tham chiếu) trong yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm; JECFA biên soạn; FAO ban hành năm 2006.
3.3. Mã số C.A.S (Chemical Abstracts Service): Mã số đăng ký hóa chất của Hiệp hội Hóa chất Hoa Kỳ.
3.4. TS (test solution): Dung dịch thuốc thử.
3.5. ADI (Acceptable daily intake): Lượng ăn vào hàng ngày chấp nhận được.
3.6. INS (International numbering system): Hệ thống mã số quốc tế về phụ gia thực phẩm.
II. YÊU CẦU KỸ THUẬT, PHƯƠNG PHÁP THỬ VÀ LẤY MẪU
1. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với các chất làm dày được quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo Quy chuẩn này như sau:
1.1.
|
Phụ lục 1:
|
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với acid alginic
|
1.2.
|
Phụ lục 2:
|
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với kali alginat
|
1.3.
|
Phụ lục 3 :
|
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với amoni alginat
|
1.4.
|
Phụ lục 4:
|
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với calci alginat
|
1.5.
|
Phụ lục 5:
|
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với propylen glycol alginat
|
1.6.
|
Phụ lục 6:
|
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với agar
|
1.7.
|
Phụ lục 7:
|
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với carrageenan và muối Na, K, NH4 của nó
|
1.8.
|
Phụ lục 8:
|
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm đậu Carob
|
1.9.
|
Phụ lục 9:
|
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm guar
|
1.10.
|
Phụ lục 10:
|
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm tragacanth
|
1.11.
|
Phụ lục 11:
|
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm arabic
|
1.12.
|
Phụ lục 12:
|
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm xanthan
|
1.13.
|
Phụ lục 13:
|
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm karaya
|
1.14.
|
Phụ lục 14:
|
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm tara
|
1.15.
|
Phụ lục 15:
|
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gôm gellan
|
1.16.
|
Phụ lục 16:
|
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với pectin
|
1.17.
|
Phụ lục 17:
|
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với methyl celulose
|
1.18.
|
Phụ lục 18:
|
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với methyl ethyl celulose
|
1.19.
|
Phụ lục 19:
|
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với natri carboxymethyl celulose
|
1.20.
|
Phụ lục 20:
|
Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với gelatin thực phẩm
|
2. Các yêu cầu kỹ thuật quy định trong Quy chuẩn này được thử theo JECFA monograph 1 - Vol. 4, ngoại trừ một số phép thử riêng được mô tả trong các phụ lục. Các phương pháp thử được hướng dẫn trong Quy chuẩn này không bắt buộc phải áp dụng, có thể sử dụng các phương pháp thử khác tương đương.
3. Lấy mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
III. YÊU CẦU QUẢN LÝ
1. Công bố hợp quy
1.1. Các chất làm dày phải được công bố phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này.
1.2. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra đối với chất làm dày
Việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn đối với các chất làm dày phải thực hiện theo các quy định của pháp luật.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1. Tổ chức, cá nhân phải công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Quy chuẩn này, đăng ký bản công bố hợp quy tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn theo đúng nội dung đã công bố.
2. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, buôn bán và sử dụng các chất làm dày sau khi hoàn tất đăng ký bản công bố hợp quy và bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn, ghi nhãn phù hợp với các quy định của pháp luật.
Download QCVN 4-21:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phụ gia thực phẩm - Nhóm chất làm dày tại đây:
Download here
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.
Chi tiết vui lòng liên hệ: