“Nhà hàng ăn uống” là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc. Ngoài ra, “Nhà hàng” còn được ngầm hiểu như là nơi cung cấp dịch vụ ăn uống ở đẳng cấp cao, quy mô lớn, sang trọng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên có thể thu hút được cả những thực khách khó tính nhất.
I. Vì sao phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh nhà hàng?
Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế: Những cơ sở tổ chức chế biến, cung cấp thức ăn, đồ uống để ăn ngay tại địa điểm cố định như nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, cửa hàng ăn uống…..đều phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở từ Ban quản lý an toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
Quy định này nhằm đảm bảo khâu sơ chế, chế biến thực phẩm phải đúng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế các mối nguy hại từ ngoài vào trong thực phẩm, đảm bảo chất lượng phục vụ và sức khỏe cho khách hàng đế
II. Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng:
- Có khu nhà bếp, chế biến nấu nướng thực phẩm và khu ăn uống của khách riêng biệt.
- Nguồn cung cấp thực phẩm phải có xuất xứ cụ thể và an toàn.
- Cơ sở chế biến, thiết bị dụng cụ phải bảo đảm các yêu cầu vệ sinh theo quy định chung.
- Nhân viên phục vụ phải được khám sức khỏe, cấy phân định kì ít nhất một năm 1 lần, có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về VSATTP và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
- Phòng ăn, bàn ghế phải được thường xuyên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, có đủ nước vệ sinh và bồn rửa tay, có tủ lưu nghiệm thức ăn trong 24 giờ.
III. Công ty tâm đức thực hiện xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng:
Trên thực tế không phải chủ nhà hàng nào cũng có thể xin giấy phép trên một cách dễ dàng. Vì vậy CÔNG TY TÂM ĐỨC – với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn an toàn thực phẩm – đã triển khai dịch vụ tư vấn xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng, giúp chủ doanh nghiệp đơn giản hóa mọi thủ tục giấy tờ rắc rối và có thể chuyên tâm vào việc phát triển kinh doanh.
1. Hồ sơ đầy đủ để xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
+ Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
+ Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
2. Quy trình xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho kinh doanh nhà hàng, quán ăn
- Tiếp nhận tài liệu, thông tin và nhu cầu của khách hàng: Giấy phép kinh doanh, nghành nghề, địa điểm, nhân sự, cơ sở vật chất…
- Tư vấn miễn phí và toàn diện các vấn đề pháp lý, các điều kiện đảm bảo An toàn thực phẩm và quy trình xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
- Khảo sát cơ sở, tư vấn và cùng doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: Sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thống gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi…
- Cung cấp và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khoẻ nhân viên…
- Sắp xếp lớp học tập huấn kiến thức ATTP và cấp chứng chỉ và Tư vấn, hướng dẫn việc khám sức khỏe (khi doanh nghiệp chưa có)
- Xây dựng và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tại cơ quan quản lý, đóng phí tại cơ quan quản lý
- Tiếp đoàn thẩm định cơ sở cùng người quản lý ATTP của Công ty.
- Ra giấy và nhận giấy chứng nhận ATTP gửi cho khách hàng.
Quy trình xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho kinh doanh nhà hàng, quán ăn
40 Câu hỏi & đáp án đánh giá kiến thức an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở, người trực tiếp chế biến và kinh doanh dịch vụ ăn uống
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37 /QĐ-ATTP ngày 02 tháng 2 năm 2015 của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm)
3. Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp:
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc sản xuất chế biến thực phẩm (sao y 02 bản)
- Hồ sơ khám sức khỏe của chủ doanh nghiệp, quản lý và nhân viên.
4. Thời gian và quy trình thực hiện:
- Từ 01 – 05 ngày Công ty Tâm Đức tiếp nhận thông tin, tư vấn về điều kiện cơ sở…, soạn hồ sơ gửi doanh nghiệp ký, nộp cơ quan chức năng và đóng toàn bộ chi phí nhà nước.
- Sau 10 –15 ngày đoàn thẩm định xuống thẩm định tại cơ sở và có biên bản đạt
- Từ 10 – 15 ngày sau nhận giấy chứng nhận gốc
- Giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng có thời hạn hiệu lực là 03 năm
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.
Chi tiết vui lòng liên hệ: