Gia vị, theo định nghĩa của các nhà khoa học và sinh học, là những loại thực phẩm, rau thơm (thường có tinh dầu) hoặc các hợp chất hóa học cho thêm vào món ăn, có thể tạo những kích thích tích cực nhất định lên cơ quan vị giác, khứu giác và thị giác đối với người ẩm thực.
Gia vị làm cho thức ăn có cảm giác ngon hơn, kích thích hệ thống tiêu hóa của người ăn khiến thực phẩm dễ tiêu hóa, đồng thời có thể chế hóa theo những nguyên lý tương sinh, âm dương phối triển đối với các loại thực phẩm đặc biệt.
Có nhiều loại gia vị như: các loại mắm, muối ăn (tạo vị mặn), ớt, hạt tiêu (tạo vị cay và mùi đặc trưng), các loại rau thơm (rau húng, rau răm, hành, tỏi... được ăn kèm hoặc cho vào thực phẩm khi chế biến) v.v. và việc sử dụng gia vị thích hợp cho món ăn luôn phản ánh sự khéo léo, sự tinh tế như một nghệ thuật ẩm thực đối với người đầu bếp.
Gia vị có nguồn gốc thực vật:
· Các loại lá: Nguyệt quế, hành hao, răm răm, hẹ, húng thơm, húng chó, cúc tần, mùi tàu, ngò, tía tô, thì là, lá chanh, lá ổi, đinh lăng, cần tây, tỏi tây, lá xương sông, lá lốt, lá quế, lá gừng, …
· Các loại quả: mác mật, chanh, ớt, dứa, khế, me, sấu…
· Các loại hạt: hạy tiêu, hạt ngò, hạt dổi,…
· Các loại củ: Sả, riềng, gừng, tỏi, hành, nghệ….
· Các loại thực vật khác: quế chi, đại hồi, dương tiểu hồi, sa nhân, đinh hương, bột dành dành, nấm hương, nấm đông cô, nước dừa, nước cốt dừa...
· Các loại gia vị đã được chế biến, phối trộn hỗn hợp: tương, tương đen, tương ớt, thính, mù tạt, dầu thực vật, bơ thực vật, chao, một số loại nước sốt như sốt mayonnaise, kem, ngũ vị hương, húng lừu, bột càri...
Gia vị có nguồn gốc động vật:
· Mắm các loại (làm từ cá, tôm, cua, cáy, rươi, tép….) như mắm tôm, mắm tép, mắm tôm chua, mắm rươi, mắm cáy, mắm cua đồng, mắm bò hóc, mắm ba khía, mắm nêm...
· Các loại nước mắm làm từ cá (như cá cơm, cá thu, cá chẻm, cá đối, cá ngát v.v.)
· Tinh dầu cà cuống, long diên hương, của một số động vật, dầu hào
· Một số loại thịt động vật lấy chất ngọt như sá sùng, tôm nõn
· Gia vị khác: mật ong
Gia vị lên men vi sinh:
· Mẻ, dấm thanh, bỗng rượu, rượu trắng, rượu vang…
Gia vị có nguồn gốc vô cơ:
Acid citric (tạo chua, thay thế cho chanh), muối ăn, đường, mì chính, bột canh, đường thắng...
Muốn lưu hành sản phẩm gia vị trên thị trường cần phải xét nghiệm và công bố chất lượng sản phẩm gia vị theo Nghị định 15/2012/NĐ-CP ( Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm 2010 Quốc Hội) do Bộ Y tế ban hành.
Chỉ tiêu xét nghiệm sản phẩm gia vị phải đáp ứng các yêu cầu theo quyết định 46/2007/QĐ-BYT (Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm), QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm, QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
Công ty Tâm Đức hỗ trợ doanh nghiệm xét nghiệm sản phẩm gia vị trọn gói bao gồm tư vấn tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm, kỹ thuật tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, ra kết quả nhanh chóng và chính xác…kết quả xét nghiệm được công nhận và có giá trị trong cả nước và Quốc tế. Để hiểu rõ hơn về chỉ tiêu xét nghiệm sản phẩm gia vị, doanh nghiệp có thể tham khảo các chỉ tiêu sau:
CẢM QUAN VÀ CƠ LÝ
|
CHỈ TIÊU
|
Trạng thái
|
Mùi
|
Vị
|
Tạp chất (Cát sạn)
|
THÀNH PHẦN CHẤT LƯỢNG
|
pH
|
Độ ẩm(*)
|
Độ ẩm
|
Đạm(*)
|
Đường tổng
|
Đường khử
|
Béo(*)
|
Carbohydrate
|
Muối (NaCl)
|
Xơ thô
|
Độ acid
|
Các chất hòa tan trong cồn
|
Piperin
|
Tro tổng(*)
|
Tro không tan trong HCl
|
Năng lượng (tính từ béo, đạm, carbohydrate)
|
CHẤT BẢO QUẢN
|
Natri benzoate / Acid benzoic
|
Kali sorabte/ Acid sorbic
|
Aicd propionic
|
Aicd fomic
|
Acid acetic / Natri acetate
|
Benzoyl peroxyd
|
CHẤT TẠO NGỌT
|
Aspartame (E951)
|
Acesulfam K (E950)
|
Saccharine (E954)
|
Cyclamate (E952)
|
Mannitol
|
Sorbitol
|
Inositol
|
Isomalt
|
Isomaltulose
|
Sucralose
|
Glucose
|
Fructose
|
Lactose
|
Saccharose
|
CHẤT ĐIỀU VỊ
|
Monosodium Glutamate
|
Disodium Isosinate
|
Disodium Guanylate
|
KIM LOẠI NẶNG
|
Arsen (As) (*)
|
Thủyngân (Hg) (*)
|
Cadimi (Cd) (*)
|
Chì (Pb) (*)
|
ĐỘC TỐ NẤM MỐC
|
Ochratoxin A
|
Aflatoxin Tổng
|
Aflatoxin/chất (B1, B2, G1, G2)
|
Aflatoxin M1
|
Deoxynivalenol (DON)
|
Zearalenone
|
VI SINH
|
Tổng số vi khuẩn hiếu khí
|
Coliforms
|
E. coli
|
Staphylococcus aureus
|
Tổng nấm men - nấm mốc
|
Salmonella
|
Dựa vào bảng chỉ tiêu chung ở trên, tùy thuộc vào loại gia vị cụ thể và mục đích kiểm nghiệm: Công bố chất lượng sản phẩm, xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, giám sát chất lượng, doanh nghiệp phải kiểm nghiệm toàn bộ các chỉ tiêu trên hoặc một số chỉ tiêu cho phù hợp với yêu cầu cũng như tối ưu chi phí cho việc kiểm nghiệm.
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.
Chi tiết vui lòng liên hệ: