Bánh kẹo - loại sản phẩm không đòi hỏi công nghệ cao, không là mặt hàng thiết yếu trong đời sống.
Kẹo là sản phẩm thực phẩm ngọt. Các loại kẹo chứa đường bao gồm kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo caramel, kẹo dẻo, kẹo bơ cứng và các loại kẹo khác mà chứa thành phần chủ yếu là đường. Về mặt thương mại, kẹo chứa đường được thành nhiều nhóm tùy theo lượng đường và cấu tạo của chúng.
Kẹo là loại thực phẩm ở dạng viên, thỏi có chứa thành phần chính là đường ăn. Từ này cũng được gọi chung là bánh mứt kẹo, bao hàm bất kỳ loại kẹo ngọt nào, gồm sô-cô-la, kẹo cao su và kẹo đường. Rau quả, các loại hạt mà được lên men và phủ đường được gọi là kẹo hoa quả.
Về cấu tạo, đặc trưng của kẹo là chứa hàm lượng đường đáng kể hoặc kẹo không chứa đường thì sử dụng chất thay thể đường.
Bánh là một loại thức ăn có hình khối nhất định (vuông, tròn) chế biến bằng bột hoặc ngũ cốc, thường gia thêm gia vị như ngọt, mặn, béo, thường dùng làm món tráng miệng hay ăn vặt có thể ở dạng chín sẵn ăn ngày hoặc cần làm chín (có thể hấp, nướng, chiên, hay nấu sôi) trước khi sử dụng.
Muốn lưu hành sản phẩm bánh, kẹo trên thị trường cần phải xét nghiệm và công bố chất lượng bánh, kẹo theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP (Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm 2010 Quốc Hội) do Bộ Y tế ban hành.
Chỉ tiêu xét nghiệm bánh, kẹo phải đáp ứng các yêu cầu theo quyết định 46/2007/QĐ-BYT (Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm), QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm, QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
Công ty Tâm Đức hỗ trợ doanh nghiệm xét nghiệm bánh, kẹo trọn gói bao gồm tư vấn tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm, kỹ thuật tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, ra kết quả nhanh chóng và chính xác…kết quả xét nghiệm được công nhận và có giá trị trong cả nước và Quốc tế. Để hiểu rõ hơn về chỉ tiêu xét nghiệm bánh kẹo, doanh nghiệp có thể tham khảo các chỉ tiêu sau:
CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CHÍNH
|
CHỈ TIÊU
|
pH
|
Độ ẩm(*)
|
Đường tổng(*)
|
Carbohydrate(*)
|
Protein thô(*)
|
Béo tổng(*)
|
Béo bão hòa
|
Xơ thô
|
Xơ tiêu hóa (Dietary Fiber)
|
Độ chua(*)
|
Tro tổng(*)
|
Tro không tan trong HCl(*)
|
Phospho tổng số
|
Năng lượng (tính từ béo, đạm, carbohydrate)
|
KIM LOẠI NẶNG
|
Arsen (As) (*)
|
Thủy ngân (Hg) (*)
|
Cadimi (Cd) (*)
|
Chì (Pb) (*)
|
ĐỘC TỐ NẤM MỐC
|
Aflatoxin Tổng
|
Aflatoxin/chất (B1, B2, G1, G2)
|
Ochratoxin A
|
Deoxynivalenol (DON)
|
Zearalenone
|
VI SINH
|
Tổng số vi khuẩn hiếu khí (*)
|
Coliforms(*) (CFU)
|
E.coli(*) (CFU)
|
Staphylococcus aureus(*)
|
Clostridium perfringens(*)
|
Bacillus cereus(*)
|
Nấm men-Nấm mốc(*)
|
Ngoài ra, đối với từng loại sản phẩm khác nhau, thành phần sử dụng trong sản xuất sản phẩm khác nhau, có thể kiểm nghiệm thêm các chỉ tiêu Vitamin, khoáng chất dinh dưỡng, màu thực phẩm, phụ gia thực phẩm khác được dùng trong sản xuất.
Dựa vào bảng chỉ tiêu chung ở trên, tùy thuộc vào mục đích kiểm nghiệm: Công bố chất lượng sản phẩm, xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, giám sát chất lượng, doanh nghiệp phải kiểm nghiệm toàn bộ các chỉ tiêu trên hoặc một số chỉ tiêu cho phù hợp với yêu cầu cũng như tối ưu chi phí cho việc kiểm nghiệm.
Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ 24/7 và cung cấp dịch vụ TỐT NHẤT!
Tâm Đức luôn đồng hành cùng an toàn thực phẩm.
Chi tiết vui lòng liên hệ: