Kiểm nghiệm bao bì thực phẩm
Nhựa polyetylen (PE), polypropylen (PP) thuộc nhóm nhựa nhiệt dẻo, là loại nhựa khi nung nóng đến nhiệt độ chảy mềm Tm thì nó chảy mềm ra và khi hạ nhiệt độ thì nó đóng rắn lại. Vì vậy loại nhựa này có khả năng tái chế được nhiều lần. Nhờ những đặc tính của nhựa nhiệt dẻo mà được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm bao bì nhựa túi nhựa PE, các loại sản phẩm tiêu dùng nhanh, nhựa dùng một lần như các loại chén nhựa, dĩa nhựa, hộp cơm, tô nhựa, ly nhựa, thau, xô, ca, các loại khay nhựa đựng bánh kem, bánh trung thu, khay đựng trứng,…
Sản phẩm nhựa Polyvinyl Clorid (PVC) trước đây (1920 trở đi) được sử dụng với số lượng rất lớn, nhưng ngày nay đả bị PE vượt qua. Hiện nay, PVC phần lớn dùng bao bọc dây cáp điện, làm ống thoát nước, áo mưa, màng nhựa gia dụng…
Trong Polyvinyl Clorid (PVC) có chất vinylchoride, thường được gọi là VCM có khả năng gây ung thư (phát hiện 1970).
Chỉ tiêu xét nghiệm sản phẩm bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp, nhựa Formaldehyd phải đáp ứng các yêu cầu theo QCVN 12-1:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Nhựa melamin formaldehyt là loại nhựa có độ bền hóa học, cơ học khá cao, dễ in lên bề mặt, chịu được nhiệt độ đến 140 độ C, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất bao bì cứng, dụng cụ đựng thức ăn, chứa thực phẩm, chén, dĩa, hộp chứa, khay chứa....
Dụng cụ chứa đựng hoặc nấu ăn bằng gốm sứ là một sự lựa chọn tuyệt vời để đáp ứng các yêu cầu của bạn khi chế biến thực phẩm, tạo ra những món ăn lành mạnh với hương vị tự nhiên của thực phẩm. Đặc biệt, đây là loại sản phẩm rất bền và khó bị trầy xước.
Dụng cụ bằng gốm sứ, dụng cụ tráng men phổ biến hiện nay như: nồi, chảo, bình, ly, cốc, chén, dĩa…
Bao bì thủy tinh gồm những chai, lọ bằng thủy tinh silicat để chứa đựng thực phẩm. Vật liệu chế tạo ra thủy tinh thường ở dạng khí, dạng rắn tinh thể hoặc vật thể rắn vô định hình. Thủy tinh Slicat là một loại thủy tinh oxyt rất phổ biến, chính là vật liệu làm chai, lọ chứa đựng thực phẩm như: Chai nước giải khát, bia, rượu, nước ép quả, lọ đựng rau quả ngâm….hoặc các loại ly, cốc, ấm, chén, dĩa…
Bao bì kim loại được phát triển thành một ngành công nghệ vào thế kỷ XIX và phát triển mạnh nhất vào đầu thế kỷ XX. Bao bì kim loại chứa đựng bảo quản thực phẩm trong khoảng thời gian rất dài nhằm phục vụ nhu cầu ăn liền cho những vùng xa nơi không thể cung cấp, thực phẩm tươi sống
hoặc đáp ứng yêu cầu của một số đối tượng do điều kiện sống và điều kiện công tác không có thời gian chế biến. Bao bì kim koại chứa đựng thực phẩm ăn liền để đáp ứng được yêu cầu trên, có thể bảo quản thực phẩm trong thời gian dài 2-3 năm, thuận tiện cho viêc chuyên chở phân phối nơi xa.
Muốn lưu hành sản phẩm bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trên thị trường cần phải xét nghiệm và công bố hợp quy sản phẩm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP (Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm 2010 Quốc Hội) do Bộ Y tế ban hành. Ngoài ra, xét nghiệm sản bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải tiến hành định kỳ 06 tháng/lần đối với những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm phụ gia thực phẩm nhằm kiểm soát chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chỉ tiêu xét nghiệm sản phẩm bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp phải đáp ứng các yêu cầu theo QCVN 12-1:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.